Làng nghề mộc truyền thống ở Hà Nội: Chuyển mình hướng đi
Thiếu hụt đội ngũ thợ tay nghề cao, năng suất thấp, tổ chức sản xuất manh mún, chưa bắt kịp xu hướng hay thị trường đầu ra bị bó hẹp… là rất nhiều câu chuyện thực tế đang tồn tại ở các làng nghề mộc truyền thống Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Thợ mộc tay nghề cao thiếu hụt: Lấy ai tiếp nối truyền thống của làng nghề
Câu chuyện nhân lực, đặc biệt là nhân lực tay nghề cao đang là một trong những vấn đề khó khăn lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các làng nghề mộc ở Hà Nội. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề, lớp thợ mộc giàu kinh nghiệm, tay nghề giỏi đều thuộc nhóm độ tuổi khá cao. Trong khi đó, nhóm thợ trẻ theo nghề lại không nhiều và cũng chưa đạt được trình độ như mong đợi. Điều này cho thấy khả năng mai một truyền thống của làng nghề là hệ quả không khó đoán.
Theo nhận định của một số chủ cơ sở mộc ở làng nghề, có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này. Đầu tiên phải tới nguyên nhân về đầu ra của thị trường. Trên thực tế, đa phần các sản phẩm tại làng mộc truyền thống đều là dòng sản phẩm mang đậm chất Á đông, sở hữu những đường nét hoa văn, chạm trổ cầu kỳ, cổ điển. Chính bởi vậy, thị trường của mặt hàng này bị bó hẹp khi chủ yếu được tiêu thụ trong nước và một số nước lân cận có sự tương đồng về văn hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ và khả năng thâm nhập của nhiều xu hướng nội thất hiện đại đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường khiến khả năng tiêu thụ của đồ gỗ của các làng nghề truyền thống có dấu hiệu giảm sút rõ nét.
Việc giảm sút này tác động trực tiếp tới thu nhập cũng như khả năng duy trì, mở rộng làng nghề. Đồng thời, để có thể trở thành một người thợ mộc, chạm khắc lành nghề mất khá nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mẩn. Bởi vậy, không còn nhiều thanh niên đủ yêu nghề, lăn xả với nghề để có thể chọn lựa nghề mộc, học hỏi và phát huy truyền thống.
Rõ ràng, sự giảm sút nghiêm trọng về nguồn nhân lực đã cho thấy tác động lớn tới sự sống còn của làng nghề.
Sự chuyển mình cần thiết để tồn tại và phát triển
Như đã nói ở trên, đặc trưng của các sản phẩm của các làng nghề mộc truyền thống là hoa văn, chạm trổ theo những điển tích xưa cũ. Không thể phủ nhận, sự cổ điển của dòng nội thất này vẫn chinh phục được một lượng khách hàng và có cho mình một phân khúc thị trường riêng.
Tuy nhiên, sự phát triển của xã hội hiện đại cùng xu hướng hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều xu hướng nội thất du nhập vào Việt Nam. Từ phong cách nội thất Đông Dương, phong cách nội thất tân cổ điển, phong cách nội thất phương Tây, phong cách nội thất retro, phong cách nội thất Bắc Âu cho tới phong cách nội thất vintage, phong cách nội thất luxury… tất cả đều cho thấy vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và rất thời thượng, phù hợp với hơi thở của cuộc sống hiện đại. Khả năng đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ đa dạng khác nhau của các nhóm khách hàng của các phong cách nội thất trên đã khiến đồ gỗ có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống đánh mất đi thị phần lớn, đứng trước nguy cơ lao đao, mai một và khó trụ vững.
Chính bởi vậy, theo nhiều chuyên gia, để có thể tiếp tục phát triển phù hợp với xu thế của xã hội mà vẫn lưu giữ được những giá trị truyền thống, việc chuyển mình cần thiết ngay lúc này.
Nhìn nhận rõ vấn đề tồn tại này của các làng nghề mộc cùng mong muốn mang hơi thở hiện đại vào trong các sản phẩm gỗ truyền thống, Wood Art đã chọn cho mình phong cách nội thất Đông Dương. Sự hiện đại trong từng đường nét, kiểu dáng, kỹ thuật hòa quyện với những nét kế thừa từ đồ gỗ truyền thống, những sản phẩm nội thất của Wood Art vẫn mang tới không gian sống một vẻ sang trọng, tinh tế nhưng không kém phần ấm cúng, gần gũi với người Việt.
Giữ hồn cho làng nghề mộc truyền thống
Nhận thấy vấn đề tồn tại này của các làng nghề cùng với mong muốn góp phần duy trì phương thức sản xuất truyền thống đã được kế tụng nhiều đời qua. Wood Art đã chọn cho mình phong cách nội thất Đông Dương với việc thiết kế và thi công đồ gỗ tự nhiên. Sự hiện đại trong kiểu dáng, đường nét kết hợp với việc thi công bằng phương thức truyền thống và bàn tay điêu luyện của người thợ lành nghề. Các sản phẩm của Wood Art vẫn mang tới không gian sống một vẻ sang trọng, tinh tế mà vẫn ấm cúng gần gũi với người Việt.
WOOD ART – Design and Production – Funiture